Xưởng May FOB, Bán Buôn & Sỉ Jeans SAIGON
btjeans.company@gmail.com

Blog / Tin tức

26/01 15

QUÁ TRÌNH ƯỚT – HIỆN TƯỢNG JEANS CO LẠI

Chia sẻ:

     Co lại là hiện tượng nén khi vải được xử lý bằng hóa chất hay thậm chí là chỉ bằng nước. Nguyên nhân khiến vải bị co có thể lý giải thông qua nghiên cứu quá trình dệt vải. Trong khi dệt, sợi vải được phủ bằng chất hồ để tránh bị đứt và sợ, làm cho vải bền hơn. Thông thường chất hồ này là tinh bột tự nhiên. Tinh bột sẽ làm cho sợi vải luôn căng. Không chỉ đối với denim mà cả tất cả các loại vải cotton sợi vải luôn có độ căng. Điều này cũng tạo cho vải có cảm giác cứng và thô ráp hơn.

Sau khi vải denim được may, việc loại bỏ chất hồ là việc cần làm đầu tiên trong khi giặt đó là vì hai lý do:
  • Để vải có thể mặc được bằng cách loại bỏ chất hồ và làm cho nó mềm mại hơn
  • Cho phép các hóa chất được sử dụng sạu đó có thể phát huy tác dụng trên bề mặt vải, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu chất hồ không được loại bỏ.
     Khi chất hồ đã được loại bỏ, vải sẽ trở về độ căng ban đầu. Điều này làm giảm mức độ vải bị co xuống mức thấp nhất. Hiện tượng co này giúp biết được kích cỡ chính xác trước khi cắt và may quần áo. Việc kiểm tra sự co rút của vải được tiến hành trước khi cắt vì thế sẽ có được kích thước chính xác sau khi giặt.
     Trước khi giặt, các mẫu vải từ các cuộn vải khác nhau được cắt và xác định kích cỡ 25 cm2 bằng cách đánh dấu vải (mực không tẩy được). Tiếp theo, tiêu chuẩn giặt được đặt ra và dựa vào đó quá trình giặt được tiến hành. Sau quá trình giặt, các phần được đánh dấu sẽ được đo lại và phần co sẽ được tính toán. Các mẫu được chuẩn bị dựa vào báo cáo. Báo cáo về độ co của vải được chuẩn bị theo các số đo này.  Độ co theo chiều dọc và theo chiều ngang được xác định riêng biệt dựa theo phương pháp trên.
     Vải denim có rất nhiều kiểu dệt như dệt vân chéo, dệt vân phải và vân trái, vân rời rạc, vân mở đóng, denim vân đốm mờ … Ngoài ra còn có nhiều kiểu kết hợp với sợi tổng hơp. Các loại sợi tổng hợp này giống như nylon luôn phải được sử dụng ở vị trí sợi ngang khi sợi dọc được nhuộm. Vải cotton và các loại vải tự nhiên khác dễ bị co hơn so với vải tổng hợp như polyester.  Như chúng ta đã nói đến thì vải cotton 100% sẽ bị co nhiều nhất và đối với vải pha thì độ co phụ thuộc vào tỷ lệ pha.
     Trong số các loại vải thì denim co giãn bị co nhiều nhất. Chất co giãn đặc biệt được sử dụng để sản xuất ra loại denim co giãn rất dễ bị tác động bởi các hóa chất dùng để kết hợp màu sắc. Đặc biệt là chất sodium hypochlorite sẽ phá hủy chất co giãn này một cách nghiêm trọng (xút để tẩy lại có tác dụng ngăn cản sự phá hủy này). Ngoài ra thì nhiệt độ khi tiến hành các công đoạn như giặt nóng hay công đoạn làm khô cũng ảnh hưởng nhiều đến chất liệu và làm giảm tính đàn hồi. Tất cả các điều kiện này đều đóng vai trò quan trọng khi xử lý vải denim co giãn.
     Denim co rút nhiều hơn đối với các phương pháp sử dụng nhiệt độ cao, như khi giặt trong nước nóng hay làm khô bằng máy sấy nóng. Ngược lại thì vải denim sẽ co rút ít hơn khi ở nhiệt độ thấp và làm khô ít hơn bằng máy sấy nóng.
Denim có một đặc điểm đặc biệt đó là sẽ thay đổi kích cỡ do kiểu dệt chéo. Nó sẽ giãn ra khi mặc và trở lại kích cỡ ban đầu khi giặt.
LIÊN HỆ DỊCH VỤ
Liên hệ ngay để được tư vấn chọn mẫu, cũng như chi phí gia công

Chat 1
zalo call