Xưởng May FOB, Bán Buôn & Sỉ Jeans SAIGON
btjeans.company@gmail.com

Blog / Tin tức

20/01 15

QUÁ TRÌNH ƯỚT – NHUỘM JEANS

Chia sẻ:

Nhuộm denim thường được chia thành 2 nhóm chính:
     1. Nhuộm trực tiếp
     2. Nhuộm tương tác

NHUỘM TRỰC TIẾP
     Nhuộm trực tiếp cũng như chính tên gọi đã phản ánh đó là cách nhuộm không bao gồm nhiều công đoạn phức tạp. Các phân tử của màu nhuộm ngấm sâu vào cotton và tạo thành màu cho vải. Các phân tử này hòa quyện với vải cotton. Nhuộm màu trực tiếp không cần các điều kiện như là nhiệt độ hay áp suất cao. Phương pháp này cũng dễ sửa chữa hoặc cải thiện và không tốn quá nhiều thời gian, tuy nhiên màu sắc không thể tồn tại trong một thời gian dài. Nhuộm trực tiếp cũng không tốn nhiều chi phí.

Quá trình ướt nhuộm jeans - 1
      Nhuộm trực tiếp không liên kết được với polyester, vì vậy rất khó sử dụng phương pháp này đối với vải cotton pha polyester. Trong trường hợp này cần sử dụng một lượng thuốc nhuộm lớn, chất giữ màu vải và nhiệt độ cao.

Các ứng dụng thêm
Nhiệt độ

     Nên nhuộm ở nhiệt độ cao vì nhiệt độ cao giúp tăng khả năng xâm nhập của phân tử nước vào vải và tăng tỷ lệ hoạt động của phân tử màu nhuộm.
Sodium Chloride
     Sodium Chloride là loại muối phổ biến để cho vào bồn nhuộm làm giữ màu nhuộm cho vải. Loại muối này hỗ trợ quá trình ion hóa của phân tử nước  và tăng khả năng tạo liên kết. Chỉ cần vài lần giũ là có thể loại bỏ muối khỏi vải, thậm chí nếu có một chút muối còn lại trên vải cũng không hề có hại.
Chất xúc tác làm ướt
      Đôi khi, chất xúc tác làm ướt được cho thêm vào bồn nhuộm vì nó giúp các phân tử màu thấm sâu vào sợi cotton.
Chất xúc tác cân bằng
     Các chất xúc tác cân bằng có sẵn trên thị trường với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Các chất xúc tác này giúp cho việc phân bố đều các phân tử nhuộm trên vải, tránh các vết lốm đốm.
Quá trình ướt nhuộm jeans - 2
NHUỘM TƯƠNG TÁC
     Nhuộm tương tác bao gồm liên kết hóa học giữa phân tử nhuộm và vải cotton. Do có bản chất hóa học, nên phương pháp này ổn định hơn so với việc nhuộm trực tiếp. Màu nhuộm sẽ không bị mất đi do các tác động vật lý thông thường.
Nhuộm tương tác là một quá trình phức tạp. Điều khiển nhiệt độ và mực nước là điều rất quan trọng trong phương pháp nhuộm này. Tất cả các chất nhuộm tương tác đều hoạt động trong môi trường kiềm trung tính, vì vậy các chất kiềm/ba zơ mạnh được sử dụng để tạo môi trường trung tính. Ngược lại, axit được sử dụng để trung hòa ảnh hưởng của kiềm. Điều khiển nhiệt độ cũng rất quan trọng vì vậy máy giặt cần được trang bị chế độ này.
     Nhuộm tương tác có khả năng chống lại tác động bên ngoài cao hơn, vì vậy phương pháp này thường được sử dụng để nhuộm denim xám. Sợi vải dọc của denim xám không được nhuộm với chàm hay sulfur hoặc bất kỳ chất nhuộm nào khác.

Các bước cơ bản
- Loại bỏ chất hồ
- Giặt đá (nếu cần)
- Giũ xà phòng (nếu cần)
- Tẩy trắng (nếu cần)
- Trung hòa tẩy trắng (nếu cần)
- Nhuộm tương tác (ở nhiệu độ cao (khoảng 70-90 độ C) với chất kiềm trung tính
- Làm mềm vải

Các ứng dụng thêm
Nhiệt độ

     Nhuộm tương tác cần chú trọng hơn vào nhiệt độ. Trong quá trình nhuộm, yêu cầu tăng nhiệt độ theo một mức chênh lệch nhất định giữa 2 giới hạn. Thường thì từ 40 đến 60 độ C trong 20 phút và sau đó giữ nhiệt độ ổn định ở 60 độ C trong 20 phút. Vì vậy thiết bị điều khiển nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong phương pháp nhuộm này.
Bột soda                  
     Bột soda là một hỗn hợp kiềm trung tính, được sử dụng trong phương pháp nhuộm tương tác nhằm duy trì độ pH ở mức mong muốn, thường từ 8.5-10 pH theo như miêu tả của hãng sản xuất. Bột soda giúp tạo ra liên kết hóa học giữa cotton và phân tử nhuộm.
NaOH
     Sử dụng NaOH trong phương pháp nhuộm tương tác rất tiện ích. NaOH thực hiện hai nhiệm vụ, một là tăng độ liên kết giữa chất nhuộm và cotton, cải thiện chất lượng nhuộm và hai là giúp loại bỏ các chất nhuộm không cố định. Cùng một lúc NaOH có thể thực hiện hai nhiệm vụ đồng thời. Nếu chất nhuộm không cố định không được loại bỏ sau quá trình giặt thì chúng sẽ phai màu sang các quần áo khác trong quá trình giặt.
Axit Formic
     Axit Formic hoặc axit nhẹ (thường là axit hữu cơ) được sử dụng để trung hòa bột soda và NaOH, axit được sử dụng trong điều kiện nhiệt độ bình thường với số lượng nhỏ. Cần phải lưu ý sử dụng lượng axit đã được tính toán để làm trung hòa. Nếu sử dụng quá nhiều, chất axit lưu lại trên vải có thể có hại cho da và làm vải có màu hơi đỏ.
LIÊN HỆ DỊCH VỤ
Liên hệ ngay để được tư vấn chọn mẫu, cũng như chi phí gia công

Chat 1
zalo call